Nguy cơ Khỉ_đột_đất_thấp_phía_Đông

Tình hình

Khỉ đột đất thấp miền Đông bị săn bắt phục vụ cho việc làm mô hình và dùng để làm thịt rừng

Cách đây 20 năm, nhiều du khách thường băng rừng vào đây xem khỉ đột, khỉ đột một thời thống trị rừng xanh ở Conggo, bây giờ chúng thu mình lại trong những hốc kẹt ẩn kín, vô năng tự vệ chống lại loài người có súng đạn[2]. Những con khỉ này bị đe doạ nhiều nhất trong số bốn phân loài khỉ đột, trong vùng xa bị chiến tranh tàn phá của Congo, những con khỉ đột đang gặp hiểm hay chết chóc. Đất nước Congo còn lạc hậu nên đường sá bị hư hỏng và chỉ còn lại ít cơ sở hạ tầng đón được rất ít khách tham quan vì vậy thiếu tiền để xây dựng vùng đệm cho người dân không cắt giảm nhiều hơn môi trường sống của khỉ đột để lập trang trạikhai thác mỏ[2].

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của quần thể khỉ đột đất thấp phía Đông chính là là săn trộm thịt. Các lý do khác để giết khỉ đột gồm các trường hợp giết khỉ đột như trả thù cho việc tịch thu than củi hoặc các hoạt động thực thi pháp luật khác hoặc phá hủy môi sinh của chúng do khai thác, than củi, mở rộng nông nghiệp hoặc khai thác mỏ. Các hoạt động khai thác thủ công phổ biến rộng rãi (thường được kiểm soát bởi các nhóm dân quân nổi dậy) là nguồn lực chính cho việc săn bắt khỉ đột và các động vật hoang dã khác.

Những con khỉ ở vùng đồng bằng phía đông cũng đang trải qua đợt giảm diện tích do sự gia tăng dân số của con người. Các mối đe dọa đối với sự sống sót khỉ đột đất thấp ở vùng đồng bằng phía đông là: săn trộm, khai thác mỏ, bất ổn dân sự (nội chiến) và nông nghiệp. Một đe dọa khác là việc lùng bắt khỉ đột nhỏ của bọn săn trộm. Việc khai thác gỗcanh tác tràn lan vào sâu trong rừng núi cũng góp phần là giảm khả năng dạo chơi tự do của khỉ đột.

Khỉ đột đất thấp phía Đông là loài linh trưởng lớn nhất thế giới hiện còn tồn tại được liệt vào danh sách động vật đang bên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắt trái phép và nội chiến tại các quốc gia châu Phi. Theo báo cáo được công bố tại hội nghị toàn cầu của Liên đoàn quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) với 5.000 con khỉ đột miền Đông hiện có trên toàn thế giới, loài linh trưởng này đang đối mặt với nguy cơ biến mất hoàn toàn. Trong số sáu loài khỉ lớn trên thế giới, thì có bốn loài đang bên bờ vực tuyệt chủng, gồm khỉ đột miền Đông, khỉ đột miền Tây, đười ươi Borneo và đười ươi Sumatran.

Một con khỉ đột đất thấp miền Đông đang được nuôi nhốt

Trong 20 năm qua, số lượng khỉ đột miền Đông đã giảm tới 70%. Khỉ đột đồng bằng là một trong hai phân loài của khỉ đột miền Đông, giảm mạnh về số lượng, từ 16.900 con hồi năm 1994 xuống còn 3.800 vào năm 2015 do chiến tranh, nạn săn bắt ồ ạt, thiếu không gian sống và các hoạt động khai thác khoáng sản. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi tập trung phần lớn khỉ đột miền Đông, việc bảo tồn loài linh trưởng này gặp nhiều khó khăn do tình hình chính trị bất ổn, việc nhiều người Rwanda chạy tị nạn sang nước láng giềng Congo để chạy trốn nạn diệt chủng Rwanda đã khởi nguồn cho loạt hoạt động ảnh hưởng tới môi trường sống tự nhiên của loài linh trưởng này[9][10].

Loài khỉ đột lớn nhất thế giới đứng bên bờ tuyệt chủng, các nỗ lực bảo tồn gặp nhiều khó khăn còn bởi nạn săn trộm và khủng bố Hồi Giáo. Loài linh trưởng lớn nhất thế giới, khỉ đột Miền Đông, đã bị đưa vào danh sách báo động khi mà nạn săn bắt trái phép đang đe dọa số lượng ít ỏi còn lại và các nhóm khủng bố Hồi giáo đang làm phức tạp nỗ lực bảo tồn loài vật này. Hiện tại số lượng khỉ đột phía Đông đã ở dưới mức 5000 cá thể, giảm gần 70% trong vòng 20 năm qua, theo báo cáo được công bố, tổ chức chuyên công bố Sách Đỏ Các Loài Sinh Vật Nguy Cấp này đã tuyên bố rằng loài khỉ phía Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Trong năm 2009 của tổ chức Quốc tế Các Loài Sinh Vật Nguy Cấp (một tổ chức phi lợi nhuận) cho thấy có khoảng 300 con khỉ đột phía Đông đã bị giết để lấy thịt mỗi năm tại nơi sinh sống của chúng, đất nước Congo, vì các loài vượn như khỉ đột Miền Đông chỉ sinh từ 3 đến 4 vượn con trong một năm, nên chỉ một cuộc săn bắt quy mô nhỏ cũng có thể làm mất đi 1/10 số lượng. Thêm vào đó, khỉ đột phía Đông sinh sống tại miền đông Congo, cũng là khu vực giao tranh giữa các nhóm khủng bố Hồi giáo như Các lực lượng Liên minh Dân chủ và các lực lượng quân sự khác.

Hiện không có giải pháp đơn giản nào, trừ phi có được sự đầu tư lớn hơn cho việc bảo vệ tại những điểm nóng đến khi khu vực này ổn định trở lại, lúc đó sẽ phát triển loại hình du lịch sinh thái có quy mô như UgandaRwanda. Trước đây, việc bảo tồn này ít nhận được sự quan tâm từ Cộng hòa Dân chủ Congo như so với hiện nay, vì lúc đó cuộc nội chiến đang diễn ra. Từ giữa những năm 1990, ít nhất có 190 kiểm lâm đã bị giết khi cố gắng bảo vệ những con khỉ đột phía Đông, theo báo cáo năm 2010, loài khỉ đột đồng bằng phía Đông còn dưới 4.000 con và còn bị đe dọa bởi nạn phá rừng và bệnh dịch Ebola.

Nội chiến

Tình trạng bất ổn dân sự hay cụ thể là cuộc nội chiến đẫm máu ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã dẫn đến sự sụt giảm của số lượng khỉ đột ở vùng đồng bằng phía đông. Các khu vực sinh sống của khỉ đột phía đông đã giảm từ 8.100 dặm vuông 4.600 dặm vuông trong 50 năm qua. Loài linh trưởng to lớn này hiện chỉ chiếm 13% diện tích thuộc về lịch sử của nó. Bạo lực trong khu vực đã làm cho việc triển khai nghiên cứu khó khăn. Các nhà khoa học đã ước tính rằng dân số đã giảm hơn 50% kể từ giữa những năm 1990. Vào giữa những năm 1990, dân số những con khỉ đột này được ghi nhận là gần 17.000 cá thể khỉ đột.

Cuộc nội chiến ở Cộng hòa Dân chủ Congo có nghĩa là các nhóm quân đội vẫn còn ẩn náu trong rừng trong suốt một thời gian dài. Như vậy, việc săn trộm đã gia tăng khi quân đội và người tị nạn gặp phải cơn đói khát. Các nhà lãnh đạo quân sự cũng đã giải giáp các công viên bảo vệ công viên trong các vườn quốc gia có nghĩa là họ hầu như không kiểm soát được các hoạt động xảy ra bên trong công viên và những người xâm nhập vào nó, khi phải đối mặt với những toán lính có vũ trang. Các nhóm dân quân hiện diện trong khu vực hạn chế việc bảo vệ loài khỉ đột vùng đất thấp phía đông.

Người ta ước tính rằng hơn một nửa số 240 khỉ đột được biết đến trong một nghiên cứu đã bị giết chết do hậu quả của việc săn trộm, sẽ khó khăn hơn trong việc tuần tra các khu vực bên ngoài công viên và mong muốn tìm ra những mức độ săn trộm cao hơn. Các nhóm bảo tồn đã đàm phán với những người nổi dậy kiểm soát Cộng hòa Dân chủ Congo để bảo vệ lại các công viên và những con khỉ đột sống trong đó. Sau chiến tranh, ngân quỹ của chính phủ đã bị ngừng lại. Các nhóm bảo tồn, Chương trình Bảo tồn khỉ đột Quốc tế và Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (cơ quan phát triển của Đức) đã tài trợ cho các vệ sĩ.

Khoảng hai triệu người, trực tiếp và gián tiếp liên quan đến nạn diệt chủng Rwanda năm 1994, trốn sang Tanzania và Cộng hòa Dân chủ Congo, chủ yếu ở Vườn quốc gia Virunga. Người ta ước tính rằng có 720.000 người tị nạn sống trong 5 trại ở Công gô (DRC) giáp với công viên, nạn phá rừng xảy ra khi 80.000 người tị nạn đi vào công viên hàng ngày để tìm gỗ. Nạn phá rừng xảy ra với tốc độ 0.1 km2 mỗi ngày. Một khi chiến tranh Congo bắt đầu vào năm 1996, 500.000 người tị nạn vẫn còn, gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả những con khỉ đột ở vùng đồng bằng phía Đông.

Khai thác

Một cuộc biểu tình phản đối khai thác tài nguyên có thể làm tuyệt chủng khỉ đột

Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã góp phần một cách gián tiếp, và một số trực tiếp, tài trợ cho cuộc nội chiến ở Cộng hòa Dân chủ Congo bằng cách mua các nguồn tài nguyên bất hợp pháp từ khu vực hoặc bằng các nguồn lực buôn bán vũ khí quân sự. Các báo cáo từ năm 2007 cho thấy 14.694 tấn Cassiterit (45 triệu USD), 1,193 tấn wolframit (trị giá 4,27 triệu USD) và 393 tấn coltan (5,42 triệu USD) được xuất khẩu vào năm 2007. Trong đó việc khai khoáng Cô-tan là nguy cơ cao.

Coltan nói riêng là một trong những nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu do tập đoàn đa quốc gia mua bất hợp pháp và đang phát triển nhu cầu do sử dụng cho điện thoại di động. Riêng Traxy đã mua 226 tấn coltan trong năm 2007, chiếm 57% tổng số coltan của Cộng hòa Dân chủ Congo. Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc báo cáo rằng các nguồn lực từ các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ ở các nước công nghiệp được rót vào thông qua các công ty con để tài trợ cho tham nhũng và bán vũ khí cho các nguồn lực hoặc cung cấp vũ khí thông qua các công ty con.

Coltan là một trong những tác nhân nguy hại tới khỉ đột đất thấp miền Đông. Khai thác coltan cũng gây ra phá hủy lớn đến môi trường sống của khỉ đột ở Congo, một số lượng lớn khỉ đột sống ở vùng đất thấp phía đông của 7 công viên quốc gia Congo giảm tới 90% trong 5 năm qua, và hiện nay chỉ còn lại 3.000 con. Môi trường sống của khỉ đột đột đất thấp miền Đông đã giảm đi vì các vùng rừng đã bị phát quang để khai thác mỏ, ngoài ra, có những báo cáo cho biết các nhóm nổi loạn có vũ trang và thợ mỏ ăn thịt khỉ đột ở công viên quốc gia Kahuzi Biega và khu bảo tồn động vật hoang dã Okapi[11].

Nói một cách khác, khỉ đột tuyệt chủng chỉ vì điện thoại di động, phân loài khỉ đột bị săn trộm vì thịt rừng và vì một loại quặng tên là coltan được sử dụng trong điện thoại di động, chúng đang bị tàn sát số lượng lớn chỉ vì điện thoại di động và máy game. Dân quân thì giết chúng để bán thịt rừng, thợ mỏ giết chúng đặng đào quặng coltan. Quặng này chứa tantalum dùng để làm tụ điện trong các thiết bị hiện đại. Phần lớn coltan của Trái đất được khai thác ở Cộng hòa dân chủ Congo. Có người chứng kiến nguyên những gia đình khỉ đột bị thảm sát bởi những tên côn đồ có trang bị súng máy.

Nhu cầu toàn cầu của coltan đã dẫn đến sự bùng nổ việc khai thác mỏ lậu tràn lan trong vùng sống của khỉ đột ở Congo. Coltan từ Congo được xuất sang Trung Quốc dưới dạng bột tantalum. Nhiều năm qua lực lượng dân quân nổi dậy kiểm soát việc mua bán coltan và phần lớn vùng đất thấp phía đông vốn là môi trường sống của khỉ đột. Những động vật có vú lớn như khỉ đột bị bắn hạ bừa bãi để làm thịt nuôi thợ mỏ và dân binh bị đói[2] Có 69 nhóm vũ trang khác nhau hoạt động trong những khu vực chính mà loài khỉ sống. Ở những nơi khác trong nước sự hiện diện của các băng cướp có vũ trang được coi là Mai-Mai đã khiến họ bất lực trong việc giám sát.

Mỗi điện thoại di động chứa khoảng 40 mg tantalum. Tại vùng mỏ coltan trên Rubaya, hằng chục nhóm thợ mỏ trẻ mặc quần cụt và áo khoác liều mạng đào bới loại quặng quý. Một ký coltan mất cả tuần để khai thác họ có thể kiếm được 12,5USD, Ở Congo, chừng đó đã là khá. Những đại gia thu mua quặng người nước ngoài bán lại coltan với lợi nhuận khổng lồ qua các thương vụ nhiều triệu cân với các nhà sản xuất điện thoại.Trong khi tai nạn tiếp tục xảy ra ở những vùng sâu vùng xa tại Congo, những người dân ở dưới đáy của những dây chuyền cung ứng quặng phải gánh chịu cái giá của những thực hành kinh doanh vô trách nhiệm đó trong khi các công ty ở cao trên kia mặc sức tiền thầy đút túi[2].

Săn bắt

Bài chi tiết: Thịt rừng
Một họa phẩm mô tả cảnh săn bắt khỉ đột của người dân bản địa và thực dân phương Tây

Thịt rừng trong đó có thịt của khỉ đột được ăn bởi những người phải di dời mà sống ở khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến, các nhóm dân quân và những người khai thác gỗ và thợ mỏ. Các cuộc khảo sát cho thấy những con khỉ, tinh tinhtinh tinh lùn (vượn Bonobo) chiếm 0,5-2% thịt được tìm thấy trong thị trường thịt. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàng năm có tới 5 triệu tấn thịt thăn. Điều này có một ảnh hưởng bất lợi đối với các quần thể khỉ đột ở vùng đồng bằng phía đông do tốc độ sinh sản chậm và dân số đã đấu tranh sinh tồn thấp của chúng.

Mặc dù thịt rừng từ khỉ đột chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số lượng thịt rừng bán ra, nhưng nó vẫn tiếp tục khuyến khích một nhóm người chuyên lùng tìm và những con khỉ đột bị săn bắt. Endangered Species International tuyên bố rằng 300 khỉ đột đã bị giết mỗi năm để cung cấp cho thị trường thịt rừng ở Congo. Ngay cả chính quyền Cộng hòa Dân chủ Congo cũng tuyên bố bất lực trước cuộc chiến chống săn lậu loài khỉ đột ở quốc gia Trung Phi, nạn buôn lậu động vật hoang dã diễn ra tại Somali và nhu cầu nuôi thú nuôi độc lạ của các quốc gia Vùng Vịnh được cho là cao nhất, sau đó mới đến khu vực Viễn Đông.

Đây là nghề kinh doanh bất hợp pháp mang lại lợi nhuận béo bở, nạn buôn lậu đang giết hại nhiều quần thể động vật hoang dã và có thể dẫn đến sự tuyệt chủng một số loài đặc hữu địa phương. Loài khỉ đột tại những vùng thấp ở phía đông châu Phi còn nhiều song chúng thường sống bên ngoài những khu vực được bảo vệ nên quần thể cũng đang giảm dần, thị trường tiêu thụ khỉ đột con đang đà tăng trên thế giới dẫn đến sự lan rộng hoạt động buôn lậu nguy hiểm tại những vùng đất phía đông Congo nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân và chính quyền Congo thiếu kinh phí[12]

Nạn săn bắt khỉ đột tại Cộng hòa Công-gô diễn biến hết sức phức tạp cuộc điều tra bí mật cho thấy cứ mỗi tuần qua đi lại có hai con khỉ đột bị giết hại và bị làm thịt bán tại vùng Kouilou, Cộng hòa Công-gô. Các bộ phận của loài khỉ này cuối cùng được chuyên chở bằng thuyền xuôi dòng sông đến bán tại các khu chợ ở các thành phố lớn. Cuộc điều tra bí mật đã vạch trần vấn nạn săn bắt trái phép loài khỉ đột tại nước Cộng hòa Công–gô. Nhóm Bảo tồn các loài động vật hiện đang bị đe dọa lo ngại hàng năm có tới hàng trăm con khỉ đột bị giết hại và thực hiện cuộc điều tra bí mật với những người bán hàng và những người buôn bán tại các khu chợ thực phẩm ở Pointe Noire.

Thịt các con khỉ đột được xông khói và bán với giá khoảng 6 USD cho một miếng thịt to bằng bàn tay, xuất xứ của số thịt này đến nguồn gốc của số thịt rừng ở một vùng rừng ở Kouilou, nằm dọc con sông Kouilou. Số lượng loài khỉ đột có trong vùng là khoảng 200 con. Nhưng mỗi tháng 4% số này bị giết hại. Bọn săn trộm đặc biệt chú ý đến những con khỉ đột trưởng thành đang nằm trong độ tuổi sinh sản do những con này cho nhiều thịt nhất. Có ít nhất 300 con khỉ đã bị bán đến các khu chợ hàng năm tại Công-gô. Với tốc độ săn bắt như hiện nay, phân loài khỉ đột sẽ biến mất khỏi vùng này trong vòng 1 thập kỷ nữa[13].

Sách Đỏ toàn cầu vừa đưa ra cảnh báo loài khỉ đột miền Đông đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao do hoạt động săn bắn. Việc săn bắt trái phép tại nước Cộng hòa Congo đã khiến cho 70% loài khỉ đột miền Đông tại quốc gia này biến mất chỉ trong 2 thập kỷ qua và đẩy dòng khỉ đột lớn nhất thế giới này tiến gần tới bờ vực tuyệt chủng, phân oài khỉ đột miền Đông cũng góp mặt cùng với loài loài đột miền Tây trong danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao, phân loài khỉ này đang phải chịu nguy cơ tuyệt chủng, số lượng khỉ đột miền Đông, loài linh trưởng lớn nhất với trọng lượng lên đến khoảng 200 kg/com, đã giảm 16.900 vào năm 1994 xuống còn khoảng 3.800 con trong năm 2015.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khỉ_đột_đất_thấp_phía_Đông http://baotgm.com/muc-tim-hieu/2086-m%C3%B9a-xu%C3... http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/... http://www.thiennhien.net/2017/02/08/10-cau-chuyen... http://www.grida.no/publications/rr/gorilla/ http://www.arkive.org/species/GES/mammals/Gorilla_... http://www.iucnredlist.org/details/39995/0 http://www.yog2009.org/index.php?view=article&cati... http://afamily.vn/in-bai-viet-Kham-pha-loai-vat-ng... http://antg.cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Nan-buon-la... http://congly.com.vn/xa-hoi/doi-song/nhung-bi-mat-...